
1. Bạn cần những gì để có thể bắt đầu?
Trước khi bắt đầu viết blog, bạn sẽ cần chuẩn bị một số thứ sau:- Ý tưởng cho tên miền (nó sẽ là tên webiste của bạn sau này, VD: dieuhau.com)
- Một hosting (là nơi chứa website của bạn)
- Và tập trung 30 phút làm theo hướng dẫn dưới đây.
- Mua tên miền ở đâu là tốt nhất
- Làm thế nào để chọn hosting TỐ NHẤT và PHÙ HỢP NHẤT.
- Hướng dẫn cài đặt WordPress.
- Làm thế nào để thay đổi giao diện website.
- Hướng dẫn viết bài đầu tiên cho trang web.
- Hướng dẫn cài đặt và chỉnh sửa WordPress Plugin
- Cung cấp tài liệu học WordPress cũng như kiếm tiền từ WordPress
Bước 1: Chọn tên miền
Đây là bước bắt buộc khi bạn bắt đầu một trang web mới. Tưởng chừng như đơn giản nhưng tôi thấy đây là bước khó khăn nhất, phân vân nhất mà mỗi lần tôi tạo nên một website. Bởi vì sao? Vì đây là tên của đứa con đẻ của bạn, bạn sẽ phải chọn một cái tên sao cho dễ nhớ, ngắn gọn và khái quát được ý đồ của bạn. Nếu bạn phân vân chưa nghĩ ra được thì tôi khuyên các bạn nên sử dụng một số công cụ miễn phí để gợi ý tên miền cho bạn. Việc bạn cần phải làm là điền một số từ khóa mà bạn muốn xuất hiện trong tên miền của tôi, sau đó các hệ thống này sẽ đưa ra những cụm từ gợi ý xung quanh từ khóa mà bạn đã điền. Lúc này, bạn chỉ cần chọn cho tôi một cái tên phù hợp thôi nhé. Bạn hãy tham khảo một số công cụ bên dưới:Bước 2: Mua tên miền
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp tên miền trong và ngoài nước. Bạn có thể mua bất cứ nhà cung cấp nào uy tín mà bạn muốn vì cái này thực sự không quan trọng lắm (nhớ là nhà cung cấp uy tín nhé). Theo tôi bạn nên chọn những nhà cung cấp hay có khuyến mại như: NameSilo Dotster, Godaddy hay tên miền 1$ của 1and1.Bước 3: Chọn hosting
Đối với một số nhà cung cấp Việt Nam thì khá ít khuyến mại và khá hạn chế về tính năng cũng như tài nguyên của hosting nên tôi thường sử dụng những dịch vụ của các đơn vị nước ngoài vì những lý do sau: không giới hạn tài nguyên, hoàn tiền nếu không hài lòng (từ 1 đến 3 tháng), giá thành rẻ hơn, nhiều chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các hosting nước ngoài là server không có ở Việt Nam. Đối với những bạn viết blog phục vụ người Việt thì đây có thể là điểm bất lợi nho nhỏ. Ở đây, tôi vẫn khuyên các bạn nên sử dụng hosting ở nước ngoài, bạn nên chọn những nhà cung cấp mà có những server đặt ở Singapore, Nhật Bản hoặc Hồng Kông là những địa điểm có tốc độ về Việt Nam nhanh nhất như HawkHost, Hostgator A2Hosting…. Không những hosting có tốc độ cao và ổn định, InmotionHosting còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7, mọi yêu cầu hay thắc mắc của khách hàng đều được phản hồi gần như ngay lập tức (thời gian trung bình khoảng 4 giây). Nếu bạn không hài lòng với dịch vụ tại InmotionHosting, bạn có thể yêu cầu hoàn tiền trong vòng 90 ngày kể từ lúc đăng ký (thật khó tin phải không?). Thực ra cũng không xa lạ gì với những nhà cung cấp hosting nước ngoài. Họ luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người sử dụng nên việc hoàn tiền gần như được tất cả áp dụng. Nào, bây giờ là lúc đăng ký hosting và tiền miền rồi Truy cập vào InmotionHosting trên một trình duyệt mới và tiếp tục theo dõi hướng dẫn dưới đây. Việc đầu tiên, bạn hãy chọn Web Hosting >> Business Hosting trên thanh mục lục.





Bước 4: Cài đặt WordPress
Sau khi đăng nhập được vào hệ thống AMP của Inmotion Hosting, bạn hãy chọn Cpanel như hình bên dưới để truy cập vào trang quản trị hosting

Bước 5: Chọn Theme
Toàn bộ giao diện của WordPress được quản lý bởi theme. Khi lần đầu tiên truy cập vào website, bạn sẽ thấy hình ảnh này đầu tiên
Bước 6: Tạo bài viết đầu tiên
Để tạo bài viết đầu tiên cho website của bạn, chọn Bài viết >> Viết bài mới trong danh mục bên tay trái

Bước 7: Cài đặt Plugin và chỉnh sửa theo ý thích
Sau khi xuất bản bài viết đầu tiên cho website, bạn chắc chắn sẽ nghĩ đến việc tạo thêm một số trang cơ bản hoặc mục cơ bản cho website như trang liên hệ, trang giới thiệu hoặc mục quảng cáo…. Để tiện cho việc chỉnh sửa, cũng như phát triển website sau này như thêm thư viện hình ảnh, slider, liên hệ… WordPress cung cấp cho người dùng một tính năng rất hay đó là Plugin WordPress Plugin là những ứng dụng được phát triển riêng bởi những lập trình viên cho phép bạn thêm nhiều tính năng khác cho website. Hiện này, có hơn 46,000 WordPress Plugin đã được phát hành. Tại Nheoweb, tôi đã đưa ra những plugin tốt nhất và phổ biến nhất mà chắc chắn bạn sẽ cần khi vận hành website. Không nhưng thế, tôi còn hướng dẫn các bạn cách cài đặt WordPress Plugin đề phòng các bạn không biết nhé. Ngoài ra, đây là danh sách 24 WordPress plugin bắt buộc phải có cho một website thương mại, mời các bạn cùng khám phá.Bước 8: Thành tạo với WordPress

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên đăng ký nhận tài liệu miễn phí khóa học thiết kế website không cần lập trình tại nheoweb.com. Với những kiến thức và kỹ năng được chia sẻ trong khóa học, bạn sẽ có thể tạo ra những trang web đẹp mắt, tối ưu hóa tốc độ và trải nghiệm người dùng, giúp tăng tối đa doanh số cho doanh nghiệp của mình, hoặc tham gia group cộng đồng Elementor – Wordpress [Hỏi – Đáp] để cùng thảo luận các chủ đề về website và công nghệ thông tin nhé.
Để lại phản hồi
Các bài viết tương tự
NỘI DUNG CHÍNH
Youtube - Bài học trong tuần